Có những loại máy ép trái cây nào? So sánh đặc điểm của từng loại

Máy ép trái cây có bao nhiêu loại

Một câu hỏi mà có thể những ai hay sử dụng máy ép trái cây cũng không thể trả lời được đó là máy ép trái cây có bao nhiêu loại. Tuy nó rất quen thuộc với chúng ta nhưng bạn phải tìm hiểu thật kỹ để biết chính xác về các loại máy ép trái cây hiện nay và đặc điểm của chúng.

Các loại máy ép trái cây

Phân loại máy ép trái cây
Các loại máy ép trái cây

Hiện nay trên thị trường có 4 loại máy ép trái cây là máy ép ly tâm (centrifugal juicer), máy ép trái cây tốc độ thấp, máy ép chậm (masticating juicer) và máy ép trục kép (twin juicer).

1. Máy ép ly tâm (Centrifugal juicer)

Là dòng máy ép trái cây thông thường được mọi người sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Máy ép sử dụng mâm dạng tròn với nhiều lưỡi dao sắc nhọn để mài nhỏ dần hoa quả và khi mâm xay xoay ở tốc độ cao lực ly tâm sẽ tách phần nước ra khỏi phần bã.

Máy ép nhanh
Máy ép trái cây ly tâm

Phần lưới lọc sẽ giữ lại phần bã và đẩy tới ngăn chứa bã, còn phần nước ép sẽ chảy xuống bình chứa theo một đường khác.

Bạn nên sử dụng máy ép thường để ép các loại rau, củ, quả cứng dày chẳng hạn như táo, ổi, cà rốt, bí đỏ,…

Với lại máy ép trái cây ly tâm sẽ không thực sự hiệu quả để ép các loại rau vì lượng nước ép sẽ bị hạn chế, còn với các loại trái cây mềmnhiều nước khi ép sẽ không được kiệt.

Sau khi ép bạn có thể lấy phần bã đã ép cho lại vào máy để tối ưu lượng nước ép được nhé!

Ngoài ra máy ép còn được gọi là máy ép nhanh vì khi ép cần lực ly tâm thật mạnh nên tốc độ quay rất cao, khoảng 2400 vòng/phút. Tuy nhiên khi vận hành khá ồn, kêu khá to, đôi khi rung lắc khi ép trái cây cứng.

Mâm xay của máy ép hoa quả
Mâm xay dạng tròn gồm nhiều lưỡi dao

Khi ép mâm xay và hoa quả ma sát trực tiếp với nhau về mặt lý thuyết sẽ sinh ra nhiệt, nhiệt này sẽ phá vỡ cấu trúc vitamin làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm. Do đó nước ép thường sẽ có nhiều bọt và dễ bị tách nước.

Máy ép hoa quả ly tâm thường có giá khá rẻ, rẻ nhất tầm vài trăm và đắt nhất từ 2-3 triệu hoặc hơn.

Xem thêm:  So sánh sự khác nhau giữa máy ép chậm và máy ép nhanh – Nên chọn loại nào?

2. Máy ép trái cây tốc độ thấp

Máy ép trái cây tốc độ thấp
Máy ép trái cây tốc độ thấp

Cấu tạo của máy ép tốc độ thấp có thêm một trục cán giúp nghiền nát nguyên liệu thành bã.

Sau đó phần bã ép này sẽ được ép lại lần nữa qua màng lọc. Do đó, phẫn bã sẽ được vắt kiệt và loại bỏ. Tuy nhiên, một số máy ép trái cây tốc độ thấp không thể vắt kiệt rau củ thân lá.

Ngoài ra lượng nước được tối ưu hơn, ít sủi bọt và quá trình oxy hóa cũng chậm hơn máy ép thường.

Vì máy ép trái cây tốc độ thấp không khác máy ép chậm là mấy nên cũng được xếp vào là một dòng máy ép chậm. Nhưng một số nơi họ sẽ không chia ra mà gộp chung chúng lại với nhau.

3. Máy ép chậm (Masticating juicer)

Tuy mới chỉ ra mắt gần đây nhưng cụm từ máy ép chậm đã không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Máy ép sử dụng công nghệ ép trục vít dạng xoáy ốc giống mũi khoan nhưng xoáy to và rộng hơn.

Máy ép chậm hoa quả
Máy ép chậm Hurom H200

Khi bật máy, trúc vít sẽ xoay, đẩy hoa quả xuống và nghiền nát (masticating) chúng, sau đó sẽ đi qua 1 lớp lưới lọc, phần bã sẽ được giữ lại và đưa tới khay chứa bã còn phần nước ép sẽ chảy xuống ly đựng.

Máy ép chậm hoa quả có tốc độ quay thấp hơn nhiều so với máy ép ly tâm từ 45 – 85 vòng/phút. Tuy nhiên không có nghĩa là thời gian để ép 1 ly nước ép trái cây lâu hơn máy ép nhanh quá nhiều từ 1,5 – 2 lần.

Hiện nay, có 2 dòng máy ép chậm đó chính là máy ép chậm trục ngang và trục đứng. Tuy cả hai đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nhưng mọi người vẫn ưu chuộng máy ép trục đứng hơn.

4. Máy ép trục kép (Twin gear)

Máy ép trục kép
Máy ép trục kép (twin gear)

Dòng máy ép này hiện chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, nhưng rất phổ biến tại thị trường nước ngoài. Máy ép chậm trục kép thường dành cho những ai chuyên nghiệp về nước ép hoặc sử dụng để ép rau xanh.

Khi nguyên liệu được đưa vào máy, hai trục này sẽ chuyển động làm xoay bánh răng và nghiền nát hoa quả thành các hạt rất nhỏ, sau đó tách phần bã và lấy phần nước ép.

Vì đây là dòng cho ra lượng nước ép rau xanh tốt nhất, nhiều nhất và giữ được dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra nước ép còn để được tối đa 72h giữ lạnh.

Máy ép là có cấu tạo bộ phận ép gồm 2 trục vít được lắp lại gần nhau và nối với nhau bởi các bánh răng ăn khớp.

Cấu tạo của máy ép trục kép
Cấu tạo của máy ép trục kép (twin gear)

Máy ép đặc biệt hiệu quả trong việc ép nước từ rau xanh và các nguyên liệu cứng như cà rốt, bí đỏ. Tuy nhiên, máy chậm trục kép không phải là ứng cử viên tốt nhất để ép các loại trái cây mềm và mọng nước.

Với máy ép trục kép, tốc độ quay sẽ nhanh hơn một chút so với máy ép trục đơn (máy ép chậm), nên cũng được xếp là một loại của dòng máy ép chậm.

Ngoài ra máy cũng thường được gọi là máy ép lạnh do chỉ sử dụng lực nghiền để ép, không tác dụng nhiệt lên thực phẩm, nên nước ép sẽ đậm đà và ổn định hơn, và có thể để lâu mà không bị phân tầng, tách nước.

Giống với các dòng máy ép trái cây trục đơn, máy ép trục kép còn đi kèm với các phụ kiện để thực hiện các chức năng như cắt rau, làm mì, nghiền bột từ các loại hạt.

Tuy nhiên, hầu hết các loại máy ép chậm trục kép đều có kích thước rất lớn và nặng, đi kèm với nó là mức giá cũng khác cao, bạn khó tìm được dòng sản phẩm nào dưới 10 triệu đồng.

Nếu đang tìm hiểu về máy ép chậm thì bạn có thể xem qua bài viết: Tất tần tật thông tin về máy trái cây tốc độ chậm (từ A – Z)

Tạm kết

Mình đã giới thiệu cho các loại máy ép trái cây hiện nay. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về các dòng máy ép trái cây và đặc điểm của chúng.

Bài viết liên quan
arrow-to-top