Thông thường khi mua máy ép chậm mọi người sẽ thường không dành thời gian để tham khảo hướng dẫn sử dụng máy ép. Vì vậy sẽ không biết cách tháo lắp máy ép chậm đúng cách. Nên bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn các bước tháo lắp máy ép chậm cơ bản.
Cấu tạo của máy ép chậm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy ép chậm với đa dạng các thiết kế và chi tiết khác nhau. Nhưng nhìn chung một chiếc máy ép chậm bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Thân máy: bộ phận chứa mô tơ của máy ép .
- Ống tiếp nguyên liệu: để đưa nguyên liệu vào máy ép.
- Cốc lọc: nơi chứa nước ép trước khi chảy ra bình chứa.
- Lưỡi nghiền (Lưới nghiền hoa quả)
- Lưới lọc: ép nguyên liệu thành bã và giúp nước ép không bị lợn cợn.
- Cốc chứa bã ép
- Cốc chứa nước ép
- Trục vít: có dạng hình trụ xoắn ốc giúp đẩy nguyên liệu xuống dưới và nghiền nát thành nước
- Ống đẩy: đẩy hoa quả xuống trục vít
- Bàn chải (bộ phận đi kèm): vệ sinh máy ép
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, tháo lắp, vệ sinh và bảo quản máy ép chậm từ A đến Z
Cách lắp máy ép hoa quả chậm đúng cách
Các bước lắp ráp máy ép chậm hoa quả đúng cách:
Bước 1: Đặt khay chứa lên mặt thân máy.
Đảm bảo khi lắp các lỗ dưới của khay chứa phải khớp với các lẫy gài của thân máy ép hoặc một số máy sẽ nhìn vào các chấm đỏ, điểm đánh dấu trên thân máy để lắp (lắp 2 chấm đỏ bằng nhau).
Bước 2: Lắp lưới lọc vào trong vòng cố định lưới lọc.
Khi ráp bạn hãy đặt điểm chấm đỏ/điểm đánh dấu trên lưới lọc và khay chứa thẳng hàng với nhau.
Bước 3: Lắp trục ép vào lưới lọc.
Khi lắp bạn nên xoay xoay trục ép đến khi nào trục ép được lắp cố định, không còn xoay nữa để đảm bảo trong quá trình vận hành không bị lỗi.
Bước 4: Lắp khay ép/ống tiếp nguyên liệu vào máy ép.
Khi ống tiếp nguyên liệu được lắp xuống dưới, điểm đánh dấu trên ống và trên cốc lọc phải thẳng hàng với nhau.
Xoay ống tiếp theo chiều kim đồng hồ để chúng vào khớp.
Bước 5: Đặt cốc đựng nước ép và bã ép vào mỗi vị trí tương ứng.
Đặt cốc đựng nước ép và cốc đựng bã vào ngay dưới vòi xả nước ép và vòi thải bả. Lưu ý đặt thật ngay để tránh làm nước ép đổ ra bàn gây nguy hiểm cũng như dơ khu vực xung quanh.
Nếu ai đã xem qua các hướng dẫn bên trên mà vẫn chưa biết cách lắp thì có thể xem video dưới đây để hiểu rõ các bước lắp đặt một chiếc máy ép chậm ra sao nhé!
Hướng dẫn cách tháo máy ép chậm hoa quả
Các bước để tháo một chiếc máy ép chậm chỉ đơn giản là làm ngược lại với bước lắp ở bên trên. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số thứ để tránh làm máy ép bị hư hỏng.
Bước 1: Tắt máy và rút điện máy ép.
Việc đầu tiên bạn cần làm là tắt máy và rút điện ngay sau khi sử dụng máy ép.
Bước 2: Tháo ống tiếp nguyên liệu
Tiếp theo bạn ùng một tay giữ lấy khay chứa, xoay ống tiếp nguyên liệu theo ngược chiều kim đồng hồ và nhấc ra khỏi cốc lọc.
Bước 3: Tháo trục ép ra khỏi khoang ép
Tháo trục ép của máy, xoay khay chứa và nhấc cốc lọc ra khỏi thân của máy ép.
Bước 4: Nhấc lưới lọc và khoang ép ra khỏi thân máy
– Tiếp theo, bạn từ từ nhấc lưới lọc, vòng cố định lưới lọc cũng như khoang ép ra khỏi thân máy ép.
Bước 5: Tháo rời các bộ phận đem đi vệ sinh
– Bước cuối cùng là tách rời các bộ phận đã tháo ra như ống đẩy và ống tiếp nguyên liệu, lưới lọc, vòng cố định, giá đỡ và đem tất cả các bộ phận ấy đi vệ sinh, trừ phần thân máy.
Bước tiếp theo bạn sẽ vệ sinh máy ép chậm thật sạch sẽ và đem chúng đi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà. Và đặc biệt là hãy đặt chúng ở nơi nào gần tầm mắt để bạn có thể dễ dàng và thường xuyên sử dụng chúng hơn nhé!
*Lưu ý:
- Khi vệ sinh mà bạn có tháo miếng đệm cao su ở dưới khay ép/cốc lọc ra thì nên nhớ gắn lại sau khi đã hoàn thành.
- Cài đặt nút chặn cao su ở vòi ra nước ép, ở 1 số dòng máy ép chậm nút đậy sẽ được đóng gói riêng ở trong quá trình đóng gói sản phẩm nên bạn cần kiểm tra thật kỹ và đậy chúng ở đầu vòi ép.
Một số lưu ý khi sử dụng máy ép chậm
- Cho nguyên liệu từ từ vào máy ép, không thúc máy ép quá nhiều hoặc quá nhanh
- Cắt nhỏ nguyên liệu trước khi đưa vào máy ép, với 1 số loại rau nhiều xơ thì cắt ngắn còn với các loại rau, củ, quả thì cắt nhỏ sao cho vừa với miệng máy ép.
- Vệ sinh máy ép chậm thật sạch sau khi sử dụng để đảm bảo tuổi thọ của máy ép và giúp máy ép hoạt động tốt nhất.
- Khi sử dụng máy ép chậm để làm kem thì nên rã đông nguyên liệu từ 5 – 10 phút trước khi cho vào máy ép.
*Chú ý: Bạn cần phải nhớ những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm để sử dụng chúng được hiệu quả hơn, vì vậy hãy ghi lại hoặc lưu chúng lại nhé!
Tạm kết
Đây là toàn bộ những hướng dẫn cách tháo lắp máy ép chậm hoa quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tháo lắp máy ép chậm đúng cách, giúp bảo quản máy ép tốt hơn và tăng tuổi thọ máy ép. Hy vọng những thông tin mình chia sẽ sẽ hữu ích đối với bạn.