Mọi người thường rất ngại việc vệ sinh máy ép chậm vì quá lâu cũng như khó làm sạch phải không nào? Đó là khi bạn vệ sinh máy ép chậm không đúng cách. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và bảo quản máy ép chậm sạch sẽ, đúng cách.
Vệ sinh máy ép chậm có khó không?
Các loại máy ép trái cây thông thường sử dụng mâm xay dạng tròn với nhiều lưỡi dao nhỏ li ti để bảo nhỏ hoa quả và nhờ lực li tâm để tách nước nên việc vệ sinh trở nên khá khó khăn.
Bạn phải vệ sinh các bộ phận thật cặn kẻ và tỉ mỉ, nhất là vệ sinh bộ phận ép (mâm xay) bạn phải vệ sinh thật kỹ vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu và quyết định hương vị của nước ép.
Những với máy ép chậm chỉ sử dụng trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc để ép nước hoa quả nên việc vệ sinh trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều, không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Tại sao phải vệ sinh máy ép chậm đúng cách?
Phần bã sau khi ép nước trái cây sẽ tồn đọng rất nhiều trong máy và nếu bạn không vệ sinh đúng cách chúng sẽ nhanh chóng phân hủy, tạo ra rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra nếu vệ sinh sai cách, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy ép cũng như làm giảm tuổi thọ của máy ép chậm.
Và cuối cùng là là nếu vệ sinh không đúng có thể làm hư và gãy các chi tiết của máy trong quá trình tháo lắp.
Vì vậy hãy dành 2-3 phút đọc bài viết để có thêm kinh nghiệm vệ sinh máy ép chậm đúng cách nhé!
Dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy ép chậm
Để vệ sinh máy ép chậm một cách hiệu quả bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Bàn chải: thường thì bạn sẽ được tặng kèm bàn chải sau khi mua máy ép chậm
- Thìa nhỏ: dùng để múc phần bã ép ra ngoài sau khi ép
- Khăn khô, mềm: dùng để lau khô phần thân máy sau khi sử dụng
- Nước rửa chén (có tính tẩy nhẹ): đảm bảo sức khỏe người sử dùng và tránh làm ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Hướng dẫn các bước vệ sinh máy ép chậm
Bước 1: Tắt máy
Sau khi ép nước trái cây, tắt máy ép, rút phích cắm điện và đợi cho máy dừng hoạt động hẳn.
Bước 2: Tháo rời các bộ phận của máy ép
Bước tiếp theo là tháo lắp máy ép chậm từ trên xuống dưới theo trình tự dưới đây:
- Thanh ấn
- Ống tiếp nguyên liệu
- Trục ép
- Lưới lọc
- Vòng cố định lưới lọc
- Khay chứa
Bước 3: Ngâm và rửa các bộ phận đã tháo
Sau khi tháo rời các bộ phận, hãy ngâm các bộ phận ấy vào nước ấm hoặc nước rửa chén từ 2-3 phút để bã ép rã ra , dễ dàng cho việc vệ sinh. (bước này bạn có thể bỏ qua nếu không có thời gian)
Dùng bàn chải cọ rửa nhẹ nhàng các bộ phận, rửa thật kỹ các chi tiết máy, những góc quá nhỏ khó vệ sinh thì hãy dùng đầu nhỏ của bàn chải để lấy bã ép ra.
Sau đó rửa tất cả lại với nước sạch.
Lưu ý: không cọ rửa phần thân máy ép trực tiếp với nước, chỉ sử dụng khăn để lau khô sau mỗi lần sử dụng.
Bước 4: Phơi khô các bộ phận của máy ép chậm
Sau khi rửa sạch thì bạn hãy lấy khăn sạch đã chuẩn bị để lau khô hoặc để khô tự nhiên.
Bước 5: Vệ sinh phần thân máy ép
Vì thân máy ép là bộ phận chứa mô tơ giúp máy ép hoạt động và cũng là phân quan trọng nhất nên bạn tuyệt đối không được để dính nước gây hư hỏng.
Bạn chỉ nên sử dụng giấy hoặc khăn khô thấm 1 ít nước để chùi qua toàn bộ phần thân.
Bước 6: Lắp ráp lại các bộ phận
Sau khi các bộ phận đã khô ráo, bạn tiếp hành lắp ráp chúng lại với nhau theo trình tự.
Lưu ý khi vệ sinh và sử dụng máy ép chậm
- Rửa máy ép ngay sau khi sử dụng để vi khuẩn không thế sinh sôi, nếu để lâu bã ép sẽ khô lại rất khó làm sạch.
- Rửa máy ép vào lần cuối cùng sử dụng nếu như dùng nhiều lần trong ngày. Giữa các lần sử dụng có thể rửa qua bằng nước sạch.
- Đảm bảo các bộ phận của máy ép chậm được rửa sạch không còn bám xà phòng hay bã.
- Không để nước dính vào phần thân máy ép.
- Tuyệt đối không ngâm hoặc rửa phần thân máy với nước vì đây là bộ phận chứa động cơ và bo mạch của máy ép, chỉ sử dụng khăn hoặc giấy thấm nước để lau sơ bên ngoài.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao để vệ sinh máy ép gây hư hỏng các bộ phận và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
- Không nên sử dụng máy ép chưa được làm sạch qua nhiều ngày.
- Nên lót túi nilon vào khay chứa bã trước khi ép sẽ dễ dàng dọn sạch phần bã ép.
Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm trên đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc sử dụng máy ép được hiệu quả hơn, bền bỉ hơn và lâu hơn đấy nhé!
Cách bảo quản máy ép chậm đúng cách
- Không làm khô các bộ phận của máy ép ở nhiệt độ cao.
- Không sử dụng máy ép liên tục trong hơn 30 phút vì máy ép cần được nghỉ ít nhất từ 10 – 15 phút để đảm bảo tuổi thọ của máy.
- Bảo quản máy ép ở nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm mốc.
- Không để máy chạy khi không có nguyên liệu quá lâu.
- Không sử dụng các vật nhọn, cứng như dao, nĩa, muỗng,… để đẩy nguyên liệu máy ép. Sử dụng chức năng đảo chiều (REV) khi máy ép chậm bị kẹt bã.
- Vệ sinh máy ép chậm thường xuyên và đúng cách để đảm bảo máy ép luôn sạch sẽ và có thể sử dụng được bền lâu.
- Chỉ nên lắp các bộ phận của máy ép chậm lại với nhau khi các bộ phận đã hoàn toàn khô ráo. Vì khi còn ướt thì việc lắp đặt sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra còn gây tình trạng cháy, nổ, chập điện gây nguy hiểm đến người sử dụng.
- Lựa chọn nguyên liệu ép phù hợp. Nếu sử dụng máy ép làm kem thì nên rã đông từ 10 – 15 phút trước khi ép.
- Sử dụng và bảo dưỡng máy ép chậm thường xuyên.
- Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng là một trong những cách giúp bảo quản máy ép chậm của bạn được tốt hơn đấy.
- Hạn chế rơi rớt, tuy máy ép chậm được làm từ các chất liệu cao cấp những không có chất liệu nào có thể chịu được nếu cứ liên tục rơi rớt. Vì vậy hãy nâng niu với chiếc máy ép chậm của mình nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy ép chậm hoa quả đơn giản, chi tiết từ a đến z
Tạm kết
Mình đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy ép chậm đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra còn chia sẻ cho bạn một số mẹo để bảo quản máy ép chậm của mình được tốt hơn, sử dụng được lâu hơn và bền hơn. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ có ích cho bạn.