Hướng dẫn cách sử dụng máy ép hoa quả chậm đơn giản, chi tiết (từ A – Z)

Cách sử dụng máy ép trái cây

Hiện nay, máy ép chậm đang ngày càng phổ biến với căn bếp của các gia đình Việt Nam. Vì vậy bạn cần biết cách tháo lắp, sử dụng, vệ sinh, bảo quản máy ép chậm đúng cách để sử dụng máy ép được tốt nhất, hiệu quả nhất và hạn chế những hư hỏng trong quá trình sử dụng. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé! 

Hướng dẫn tháo lắp máy ép hoa quả chậm

Tháo lắp máy ép chậm là một trong những bước cơ bản mà bạn cần phải biết để có thể sử dụng được máy ép chậm.

Việc tháo lắp vô cùng đơn giản, dễ dàng mà bạn hoàn toàn có thể tự làm chỉ sau một số bước đơn giản.

Các bước lắp máy ép chậm:

Đầu tiên, bạn phải xác định xem máy ép chậm của mình gồm có bao nhiêu bộ phận, bộ phận đó là gì và có công dụng như thế nào.

Thông thường một chiếc máy ép chậm sẽ gồm các bộ phận cơ bản như: Thân máy, cốc lọc, ống tiếp nguyên liệu, lưới lọc, trục vít, thanh đẩy, cốc chứa bã và cốc chứa nước ép.

Cấu tạo máy ép hoa quả chậm

Tiếp theo, bạn xem xem máy ép chậm của mình đã có đầy đủ các bộ phận hay chưa, nếu chưa hãy liên hệ với người bán để hỏi, thiếu bất kì một bộ phận nào là máy ép sẽ không hoạt động được.

Vì máy ép chậm có tính năng sẽ không hoạt động nếu các bộ phận của máy ép không được lắp hoàn thiện và khớp với nhau.

Sau đó, bạn sẽ lắp các bộ phận của máy ép chậm theo trình tự từ dưới lên trên.

Bạn sẽ đặt cốc lọc/khay chứa lên trước -> Tiếp đến là lưới lọc và vòng cố định lưới lọc -> Lắp trục ép -> Lắp ống tiếp nguyên liệu -> Và cuối cùng là đặt ly hứng nước và khay chứa bã vào các vị trí tương ứng.

Cách tháo máy ép chậm:

Việc tháo máy ép chậm sẽ ngược lại so với các bước tháo là bạn sẽ tháo từ trên xuống dưới, bộ phận nào ở trên thì tháo trước còn ở dưới thì tháo sau.

bước đầu sẽ là tắt máy và rút điện máy ép. Bước tiếp theo sẽ tháo từng bộ phận của máy ép chậm ra để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh máy ép.

Tháo theo trình tự: Ống tiếp nguyên liệu -> Trục ép -> Lưới lọc và vòng cố định lưới lọc -> cốc lọc -> ly hứng nước và khay chứa bã.

Vì máy ép chậm có cấu tạo đơn giản hơn máy ép trái cây thông thường nên việc tháo lắp máy ép chậm sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Các loại hoa quả nên chọn để ép

Bạn có thể chọn ép các loại hoa quả theo sở thích ví dụ như nước ép táo, bưởi, cà rốt,… Nên chọn các loại hoa quả tươi ngon và mọng nước.

Tuy nhiên mình vẫn khuyên bạn nên chọn loại mọng nước, không quá mềm và cũng không quá cứng. Đặc biệt là phải tươi để đảm bảo nước ép của bạn có vị ngon nhất.

Ép được nhiều loại hoa quả

Bạn chỉ nên chọn các loại rau, củ, quả có nhiều nước, có độ cứng vừa phải như cà rốt, táo, lê, mận,…

Không nên ép các loại trái cây quá mềm hoặc quá nhão như chuối, mít, mãng cầu,.. vì bã của chúng sẽ bịt các lỗ trên lưới lọc làm nước ép không thể chảy ra.

Đối với các dòng máy ép chậm thì tuyệt đối không ép mía, mía sẽ gây ra áp lực rất lớn lên trục máy làm cho máy bị hư hỏng dù cho đã được cắt nhỏ.

Sơ chế nguyên liệu trước khi ép

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rau, củ, quả sau khi mua về bạn cần rửa sạch chúng với nước, nếu kỹ hơn thì rửa chúng với nước muối, đem đi gọt vỏ nếu cần.

Cắt gọt hoa quả ép

Sau đó cắt nhỏ nguyên liệu cho vừa với miệng máy ép, đối với hoa quả thì không cần phải cắt quá nhỏ, còn với các loại rau lá như rau cần, cải,… thì cắt thành đoạn từ 3-5 cm.

Các loại hoa quả trái cây nhỏ như dâu tây, nho, việt quất,… và rau thân mềm thì bạn có thể cho trực tiếp vào máy ép mà không cần cắt gọt.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy ép chậm

Bước 1: Vệ sinh máy ép chậm

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi sử dụng máy ép chậm là vệ sinh sạch sẽ các bộ phận có thể tháo rời của máy ép và lau khô chúng nếu sử dụng lần đầu.

Vệ sinh máy ép chậm

Vệ sinh máy ép giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên máy trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Bước 2: Lắp ráp các bộ phận lại với nhau

Sau khi vệ sinh và lau khô máy ép chậm thì bạn hãy lắp ráp các bộ phận của máy ép lại với nhau theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc làm theo hướng dẫn mình đã chia sẻ ở trên.

Lắp ráp các bộ phận của máy ép chậm

Lưu ý: lắp thật chắc chắn và đảm bảo các bộ phận của máy thật khớp với nhau, kiểm tra khóa an toàn, không để bộ phận nào bị dư ra làm máy không hoạt động được.

Bước 3: Cắt nhỏ nguyên liệu

Để có được một ly nước ép thật thơm ngon và chất lượng thì bạn cũng nên chọn những loại hoa quả tươi và không bị hư hay úng.

Sau đó chuẩn bị bạn hãy đem chúng đi rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ các loại hoa quả ấy sao cho vừa với miệng máy.

Cắt nhỏ nguyên liệu ép

Đối với các loại hoa quả nhỏ như: cherry, nho, dâu tây, việt quất,… (nhớ bỏ hạt) hay các loại rau thân mềm như rau má, rau bina, cải bó xôi thì không cần cắt mà có thể bỏ thẳng vô để ép luôn nhe!

Bước 4: Đặt ly hứng nước và gắn khay chứa bã

Đặt ly đựng nước ép và khay chứa bã ngay dưới miếng máy ép cho thật chính xác, hạn chế lượng nước ép bị văng ra ngoài.

Đặt ly hứng nước và khay chứa bã

Ngoài ra sau khi ép, phần bã của các loại trái cây có thể làm phân bón hoặc lấy hạt để trồng.

Bước 5: Ghim điện và khởi động máy

Cách sử dụng máy ép trái cây

Kết nối nguồn điện và ấn nút khởi động, cho máy chạy trong 5 – 10 giây để rồi hẵng ép.

Lưu ý tay phải luôn khô ráo trước khi cắm điện để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nhé!

Bước 6: Ép trái cây
Cho trái cây đã chuẩn bị vào máy ép, dùng nắp hoặc ống đẩy để đẩy trái cây xuống.

Ép nước trái cây

Nên cho từ từ và xen kẽ các loại trái cây “mềm – cứng – mềm – cứng”, “ít xơ trước, nhiều sơ sau”, để những loại trái cây cứng sẽ đẩy bã của trái cây mềm ra ngoài, tránh tình trạng máy ép chậm bị kẹt bã.

Ngoài ra không nên cho nguyên liệu vào quá nhanh, để máy ép ép hết đợt này rồi mới cho đợt khác vào, vì làm vậy sẽ làm tăng tuổi thọ cho máy ép.

Bước 7: Rút điện và tắt máy sau khi sử dụng

Cách sử dụng máy ép

Sau khi sử dụng xong, hãy tắt máy và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

Bước 8: Rót nước ép ra ly và thưởng thức

Thưởng thức ly nước ép hoa quả thơm ngon

Thưởng thức những ly nước ép thơm ngon cùng gia đình và những người thân yêu của mình.

Vệ sinh máy ép chậm

Khi sử dụng máy ép trái cây thông thường mọi người thường rất ngại việc vệ sinh máy ép vì:

Thứ nhất là do tốn quá nhiều thời gian để vệ sinh (từ 10 – 15 phút).

Thứ hai là dù có vệ sinh rất kĩ thì nó cũng không thể sạch hoàn toàn, vẫn còn những bợn màu trắng cũng như bã ép còn đọng bên trong.

Lý do là vì máy ép thường sử dụng mâm xay dạng trong gồm nhiều lưỡi dao nhỏ li ti nên bã ép còn đọng bên trong đấy nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ và rất mất rất nhiều thời gian.

Máy ép chậm sử dụng trục ép dạng tròn để nghiền nát hoa quả thành nước nên việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều chỉ mất từ 5 – 10 phút vệ sinh.

Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận máy ép chậm

Nếu máy ép chậm không được làm sạch đúng cách sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe ngoài ra còn có thể làm hỏng một số bộ phận của máy ép chậm, làm giảm tuổi thọ của máy ép.

Để vệ sinh máy ép chậm việc đầu tiên bạn cần làm là tắt máytháo rời các bộ phận của máy ép chậm.

Sau đó bạn tiến hành ngâm và rửa từng bộ phận của máy ép chậm cho thật kỹ, đặc biệt là trục ép vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ép ép được.

Tiếp đến bạn sẽ phơi khô các bộ phận đã tháo trước khi đến bước cuối cùng là lắp các bộ phận của máy ép chậm lại với nhau và mang chúng đi bảo quản.

Cách bảo quản máy ép hoa quả chậm

Cách bảo quản máy ép chậm

  • Bảo quản máy ép chậm ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
  • Vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng để máy ép được bền hơn và hạn chế vi khuẩn có hại đến sức khỏe của bạn và gia đình.
  • Sử dụng thường xuyên và bảo dưỡng định kì. Nếu như không sử dụng máy ép chậm thường xuyên thì bạn vẫn nên lấy ra để khởi động cũng như vệ sinh máy ép sau một khoảng thời gian.
  • Không sử dụng máy ép chậm quá 30 phút và để máy nghỉ trong 15 phút. Vì nếu để máy ép hoạt động quá công suất trong thời gian dài sẽ làm máy ép bị hỏng và giảm tuổi thọ của máy.

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm

Đầu tiên là kiểm tra thật kĩ máy ép chậm trước khi ép, kiểm tra các bộ phận của máy ép chậm có được lắp khớp với nhau hay không, khi lắp có bộ phận nào dư ra hay không.

Vì máy ép chậm có tính năng tự ngắt điện, không hoạt động khi các bộ phận chưa được lắp khớp với nhau.

Khi sử dụng máy ép chậm để ép nước, nên cho từ từ các loại hoa quả vào máy ép, không thúc máy ép quá nhiều hoặc quá nhanh. Vì nếu cho quá nhiều vào cùng một lúc sẽ làm máy ép bị tắt lưới lọc hay kẹt bã.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để sử dụng máy ép chậm được hiệu quả và tốt hơn. Ngoài ra còn hạn chế những lỗi khi sử dụng làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của máy ép.

Và cuối cùng là cắt nhỏ nguyên liệu cho vừa với miệng máy ép sẽ giúp giảm áp lực lên trục máy, đồng thời giúp máy ép ép nhanh hơn, nhiều nước hơn.

Đối với những loại hoa quả không cần cắt quá nhỏ, cắt vừa với miệng máy ép. Còn với những loại rau như rau cần thì cắt thành từng khúc dài tư 3-5 cm. Những loại hoa quả mềm thì không cần cắt.

Xem thêm: 10 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ của máy ép – ai cũng nên biết

Máy ép chậm bị kẹt thì phải làm sao?

Máy ép chậm bị kẹt không tháo được
Trục ép bị kẹt do hoa quả quá cứng

Một số tình trạng phổ biến có thể kể đến như:

  • Máy ép chậm bị kẹt bã
  • Máy ép chậm không tháo ra được
  • Máy ép chậm không ra bã
  • Máy ép chậm bị kẹt không tháo được
  • Máy ép chậm bị nghẹt không ép được

Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp phổ biến mà mọi người thường gặp phải.

Ví dụ như : Máy ép chậm bị tắt lưới lọc là do bã trái cây khi ép bịt kín các lỗ nhỏ ti li trên lưới lọc dẫn đến tắc nghẽn nên nước ép không thể chảy ra được.

Tình trạng nước sẽ thường xảy ra với các dòng máy ép chậm không có gạt lưới lọc. Và để xử lý tình trạng trên đầu tiên bạn phải rút điện máy ép, sau đó tháo lưới lọc ra để vệ sinh.

Vệ sinh đến khi nào nước có thể đi qua lưới lọc thì có thể lắp vô và sử dụng như bình thường.

Trường hợp tiếp theo cũng rất phổ biến đó là máy ép chậm bị kẹt nắp. Nắp máy ép chậm bị kẹt có thể do nhiều nguyên nhân những chủ yếu là do lượng bã ép bên trong máy quá lớn.

Máy ép chậm bị kẹt nắp

Lúc này bạn chỉ cần sử dụng nút đảo vòng quay (REV) để đẩy nguyên liệu ra ngoài, sau đó sử dụng lực để mở nắp ra là được.

Hoặc nếu không mở được thì hãy thêm một chút nước vào máy để làm loãng phần bã ép là rồi dùng lực mở chúng ra.

Trong quá trình sử dụng, bạn không thế tránh khỏi trường hợp máy ép chậm bị kẹt nên hãy lưu lại một số tips để có thể tự xử lý khi máy ép của mình bị kẹt tại nhà nhé!

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép hoa quả chậm

Lỗi mà mọi người thường gặp phải nhất khi sử dụng máy ép chậm là máy ép không hoạt động dù đã cắm điện. Nguyên nhân có thể là do các bộ phận của máy ép chưa được lắp khớp với nhau.

Máy ép chậm có một tính năng rất đặc biệt đó là không hoạt động nếu máy ép chưa được lắp đúng và khít với nhau.

Khi sử dụng máy ép một khoảng thời gian một số người sẽ thấy rằng máy ép bị yếu và ra rất ít nước. Thông thường máy ép chậm sẽ cho ra lượng nước khá lớn so với máy ép trái cây thông thường.

Vì vậy nếu thấy máy ép lượng nước của máy ép cho ra ít và máy hoạt động yếu thì đó là dấu hiệu cho thấy máy ép của bạn bị lỗi đấy nhé!

Và trong trường hợp này thì bạn phải làm sao. Thứ nhất là bạn phải cắt nhỏ nguyên liệu ép trước khi bỏ vào máy.

Thứ 2 là khi ép bạn không nên bỏ nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc, nên cho từ từ và không ép các loại rau có nhiều xơ vì nó sẽ quấn vào trục ép và tạo áp lực lên trục.

Xem thêm: Những lỗi thường gặp với máy ép chậm và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả tại nhà

Tạm kết

Đây là toàn bộ những hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm chi tiết mà mình đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích và giúp bạn dễ dàng sử dụng được chiếc máy ép chậm của mình. Đừng quên hướng dẫn này lại và chia sẻ cho bạn bè nhé!

Bài viết liên quan
arrow-to-top