10 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ của máy ép – ai cũng nên biết

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy ép chậm

Hiện nay, mọi người rất chuộng việc từ làm nước ép trái cây bằng máy ép chậm tại nhà . Vậy bạn đã biết cách sử dụng máy ép chậm sao cho đúng cách và hiệu quả hay chưa. Vậy hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm tại nhà cực đơn giản và hiệu quả nhé!

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng

Mỗi một dòng máy ép chậm đều có hướng dẫn sử dụng riêng từ nhà sản xuất. Vì vậy bạn cần đọc và tìm hiểu kỹ cách sử dụng máy ép chậm cũng như các lưu ý, yêu cầu kĩ thuật của máy ép trước khi sử dụng nhé.

Rửa sạch rau, của, quả trước khi ép. Với từng loại máy ép chậm sẽ phù hợp với từng loại nguyên liệu nhất định, cắt nhỏ các loại hoa quả cho vừa với miệng ống ép. Và tách hạt bỏ vỏ các loại hoa quả nếu cần.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy ép chậm
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy ép trước khi dùng

Kiểm tra máy ép chậm trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng máy ép, đảm bảo rằng các bộ phận của máy ép chậm được lắp khít với nhau, không có bộ phận nào được dư ra trong quá trình tháo lắp máy ép chậm và phít cắm được nối chính xác với nguồn điện.

Mục đích là để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, tránh tình trạng máy ép chậm bị lỗi, chập điện, hở điện có thể gây cháy nổ.

Tất nhiên hầu hết các dòng máy ép chậm hiện nay đều có chức năng ngắt điện nếu các bộ phận của máy ép chưa được lắp khít lại với nhau, tuy nhiên an toàn là trên hết.

Cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép

Không giống với máy ép thường sử dụng mâm xay gồm nhiều lưỡi dao và lực ly tâm để tách nước ra khỏi phần bã, máy ép chậm sử dụng trục vít để ép và nghiền nát hoa quả để lấy nước.

Vì vậy bạn cần cắt nhỏ nguyên liệu cho vừa với miệng máy ép để tối ưu lượng nước ép được, tránh lãng phí và tránh gây tắc nghẽn máy ép chậm.

Đối với các loại rau nhiều xơ như: cần tây, rau má, cải cầu vồng,… bạn phải cắt ngang phần sơ để tránh các sợi xơ dài quấn vào trục ép của máy, dễ gây kẹt máy và hư hỏng.

Cắt nhỏ nguyên liệu ép

Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Nguyên liệu sau khi được làm mát trong tủ lạnh trước khi ép sẽ dễ ép, cho ra nhiều nước hơn và ít bã hơn. Ngoài ra, nước ép sẽ mát hơn và ngon hơn rất nhiều.

Chú ý: 

  • Bạn không nên cắt nhỏ các loại nguyên liệu cứng như dưa leo, cà rốt,… trước khi cho vào tủ lạnh vì chúng sẽ bị khô và mất nước.
  • Còn đối với các loại rau như cần tây, các loại rau cải,… cần gói kỹ trước khi làm lạnh để tránh làm rau bị héo hoặc nhũn.

Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Không ép các loại nguyên liệu quá cứng hoặc quá mềm

Bạn cần lưu ý không sử dụng máy ép chậm để ép các nguyên liệu quá cứng như mía vì sẽ làm hỏng trục vít của máy và quá mềm như chuối, bơ sẽ làm tắt lưới lọc gây nghẽn máy.

Ngoài ra những loại hoa quả có vỏ, hạt cứng, khó tách hạt, hạt quá nhỏ hoặc quá to như chanh dây, lựu, bơ,… nếu ép thì bạn cần phải bỏ hạt trước khi ép.

Luân phiên các loại hoa quả khi ép

Bạn nên thực hiện ép theo nguyên tắc: Mềm trước – cứng sau, ít xơ trước – nhiều xơ sau.

Có nghĩa là bạn ép luân phiên các nguyên liệu mềm và ít xơ trước như: Dưa hấu, nho, kiwi, xoài, bưởi,… sau đó mới xen kẽ các nguyên liệu cứng và nhiều xơ như: táo, ổi, cà rốt,…

Việc ép luân phiên là để các nguyên liệu cứng và nhiều xơ đẩy phần bã của nguyên liệu mềm trước đó ép ra ngoài, tránh tình trạng máy ép chậm bị kẹt, hư hỏng và khó vệ sinh.

Lưu ý khi sủ dụng máy ép chậm

Không thúc máy ép quá nhiều hoặc quá nhanh

Máy ép chậm hoạt động dựa trên nguyên lý của trục vít đặc biệt, cuốn từ từ hoa quả vào và nghiền nát chúng thành nước.

Vì vậy khi ép nước bằng máy ép chậm, bạn không nên cho quá nhiều vào cùng một lúc, sẽ dễ làm máy ép bị tắc nghẽn, kẹt bã.

Chỉ nên cho từ từ, vừa phải và không cần phải đẩy hay ấn quá mạnh, đặc biệt là với những nguyên liệu cứng như cà rốt, táo,…

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm 2

Sử dụng nước trái cây ngay sau khi ép

Bạn nên sử dụng nước ép trái cây ngay sau khi ép để đảm bảo hương vị của nước ép được tươi và ngon nhất. Lúc này lượng vitamin và khoáng chất của thành phẩm được bảo tồn ở mức cao nhất.

Thông thường với các loại nước ép từ máy ép chậm sẽ để được tối đa 72h. Tuy nhiên nếu bạn để càng lâu nước ép sẽ bị giảm hương vị, phân tầng, tách nước, và hàm lượng vitamin sẽ bị mất đi trong quá trình bảo quản.

Vì vậy bạn nên sử dụng ngay sau khi ép nhé!

Các loại nguyên liệu không nên cho vào máy ép

Máy ép chậm có thể ép hầu như các loại hoa quả phố biến như táo, xoài, ổi, cà rốt, dưa hấu, dưa leo,… các loại rau lá cần tây, cải, rau má, bó xôi,…

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số nguyên liệu không nên ép bằng máy ép chậm như sau:

  • Mía: Tuyệt đối không ép mía bằng máy ép chậm.
  • Chanh, cam, quýt,… bỏ vỏ và hạt các nguyên liệu trước khi ép.
  • Trái cây đông, đá viên không nên bỏ cùng 2 loại nguyên liệu này vào máy khi vừa mới lấy ra tủ lạnh, nếu dùng máy ép chậm làm kem thì để ra ngoài trong khoảng 5 – 10 phút.

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm 3

Sử dụng thường xuyên hoặc bảo dưỡng định kỳ

Đối với các dòng sản phẩm điện tử thì việc không sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.

Vì vậy bạn hãy cố gắng sử dụng máy mỗi tuần 1 lần vừa có thể cho gia đình thưởng thức những ly nước ép thơm ngon vừa có thể hạn chế máy bị hư hỏng do để quá lâu không sử dụng.

Nếu bạn không có thời gian để ép nước thì bạn cố gắng cứ cách 2-3 tuần, lấy máy ra vệ sinh cũng như khởi động máy trong 1 khoảng thời gian để đảm bảo máy vẫn hoạt động bình thường. 

Vệ sinh máy ép chậm

Lưu ý cuối cùng là bạn phải vệ sinh máy ép chậm sạch sẽ sau khi sử dụng, để tránh bã ép còn sót lại của lần ép trước ảnh hưởng đến hương vị của nước ép nhé!

Vệ sinh máy ép chậm
Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của máy ép chậm sau khi sử dụng

Việc làm sạch sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp tăng tuổi thọ của máy ép và tránh tình trạng máy ép bị tắc nghẽn và hư hỏng.

Để vệ sinh, bạn cần tháo rời các bộ phận của máy ép và sử dụng bàn chải hoặc miếng bọt biển chà rửa mọi ngóc ngách của máy thật sạch sẻ.

Còn đối với lưới lọc, vì là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến hướng vị nước ép nên bạn có thể ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, để bã ép bong ra và dễ dàng làm sạch.

Tạm kết

Đây là những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ của máy ép cũng như giúp bạn sử dụng máy ép một cách hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ có ích đối với bạn.

Bài viết liên quan
arrow-to-top