Tình trạng máy ép gặp lỗi trong quá trình sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Lỗi mà đa số người dùng gặp phải là máy ép chậm bị kẹt bã. Vậy nguyên nhân là gì và làm sao để xử lý máy ép chậm bị kẹt.
Nguyên nhân dẫn đến máy ép chậm bị kẹt bã
1 số tình trạng máy ép chậm bị kẹt phổ biến
- Máy ép chậm bị kẹt không tháo được
- Máy ép chậm hurom bị kẹt
- Máy ép chậm savtm bị kẹt
- Máy ép chậm không tháo ra được
- Máy ép chậm mokkom bị kẹt
- Máy ép chậm không ra bã
- Máy ép chậm savtm bị không tháo được
- Máy ép chậm bị nghẹt không ép được
Đây là một số tình trạng bị kẹt máy ép chậm trong quá trình sử dụng mà mọi người thường hay gặp phải.
Nếu bạn đang gặp phải những trường hợp nêu trên thì cũng đừng quá lo lắng, vì tất cả đều có cách để giải quyết. Vậy máy ép chậm bị kẹt là do đâu?
Máy ép bị kẹt lưỡi dao
Đây là nguyên nhân phổ biến làm cho máy ép bị kẹt bã, là do lưỡi dao bị kẹt trong quá trình ép.
Có thể là do nguyên liệu ép bạn quá cho vào máy quá nhiều, quá đầy hoặc bạn sử dụng máy để ép các loại rau có nhiều sơ hoặc các loại hoa quả quá to, quá cứng.
Máy ép bị tắt lưới lọc
Nguyên nhân dẫn đến máy ép bị tắt lưới lọc, là do bã ép đã bịt kín các lỗ nhỏ trên lưới lọc, khiến nước ép không chảy xuống được.
Tình trạng này sẽ chỉ xảy ra ở những máy ép không có gạt lưới lọc.
Máy ép chậm bị kẹt nắp
Máy ép chậm của bạn có thể gặp một số trường hợp như máy ép bị kẹt nắp, không mở ra được. Là do rau củ quả ép quá nhiều sơ hoặc lượng bã ép bên trong khá lớn gây khó khăn trong việc mở nắp máy ép.

Máy ép chậm bị kẹt không tháo được trục ép
Trường hợp này rất ít khi xảy ra, thường là do ép đồ quá cứng dẫn đến trục ép của máy bị lệch và bám vào thân máy. Hoặc do bạn tháo lắp máy ép chậm không đúng cách dẫn đến trục ép bị kẹt.

Máy ép chậm bị kẹt, không chạy do có vật tác động
Một số trường hợp bạn dùng thìa, đũa hay dao để đẩy hoa quả xuống khi ép. Nhưng chẳng may chúng bị cuốn vào bên trong máy và làm kẹt máy ép chậm.
Trường hợp này thường rất ít khi xảy ra nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất.
Nếu bạn đã thử kiểm tra hết những nguyên nhân ở trên nhưng máy ép chậm vẫn không chạy thì có thể bộ phận bên trong của máy đã bị hỏng, cụ thể là mô tơ.
Cách xử lý máy ép chậm bị kẹt tại nhà
Vậy phải làm sao nếu máy ép chậm của bạn bị kẹt? Và nếu chẳng may trong quá trình ép bạn gặp phải những tình huống như trên thì bạn xử lý như thế nào?
Để tránh tình trạng máy ép chậm bị kẹt như trên bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy ép để biết cách sử dụng máy ép chậm hiệu quả.
Hoặc tham khảo 1 số cách xử lý khi máy ép chậm bị kẹt tại nhà đơn giản mà mình gợi ý dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé!
Cách sửa máy ép chậm bị kẹt bã do lưỡi dao không quay
Để khắc phục tình trạng này mọi người cần chú ý khâu lựa chọn nguyên liệu ép, nên lựa chọn các loại hoa quả không quá cứng, không quá khô, mọng nước và không quá nhiều xơ.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo chúng được sơ chế và cắt nhỏ trước khi đưa vào máy ép.

Đồng thời tránh việc ép quá nhiều so với dung tích khuyến nghị của nhà sản xuất.
Cách xử lý khi máy ép chậm bị tắt lưới lọc
Khi này, bạn chỉ cần rút điện máy ép và đem lưới lọc đi vệ sinh. Sau khi thấy dấu hiệu nước có thể thoát ra từ lưới lọc thì thực hiện lắp vào máy và tiếp tục sử dụng như bình thường.

Ngoài ra để tránh tình trạng này xảy ra bạn cần vệ sinh máy ép chậm thật sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là lưới lọc vì nó sẽ quyết định hương vị của nước ép.

Tránh ép các loại trái cây quá mềm như: chuối, mít, mẫn cầu,… và ép xen kẽ các loại trái cây theo nguyên tắc “mềm -cứng – mềm – cứng”
Cách sửa máy ép chậm bị kẹt bã do không mở được nắp
Vậy làm cách nào để mở nắp máy ép chậm bị kẹt ?
Đối với những trường hợp trên bạn chỉ cần bấm nút đảo ngược vòng quay để đẩy bớt lượng nguyên liệu ra ngoài. Sau đó hãy khéo léo dùng lực để mở nắp máy ra là được.

Nhưng trước khi mở bạn cần kiểm tra xem bên trong máy vật gì khác như thìa, muỗng, dao,… Để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như đảm bảo máy không bị hư hỏng.
Trường hợp nếu máy vẫn chưa thể mở nắp, thì bạn cũng đừng quá lo lắng.
Lúc này hãy cho 1 lượng nước vừa phải để làm loãng phần bã (nguyên nhân làm nắp máy không mở được), rồi khéo léo mở nắp là được nhé!
Sửa máy ép chậm ở đâu uy tín
Nếu bạn đã làm theo những hướng dẫn mình chia sẻ ở trên mà vẫn không được thì bạn hãy mang máy ép chậm của mình lên trực tiếp hãng để sửa chữa và bảo hành.
Dựa vào thương hiệu máy ép để đem lên đúng hãng VD: máy ép của bạn hiệu Panasonic thì hãy đem lên hãng Panasonic, tương tự với các hãng khác như Hurom, Kalite, Philips,…
Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm
Để tránh tình trạng máy ép chậm bị kẹt bạn cần chú ý một số điều dưới đây khi sử dụng máy ép:
- Tắt máy ép khi không sử dụng.
- Cắt nhỏ nguyên liệu trước cho vào máy để giảm áp lực và đảm bảo máy hoạt động tốt nhất.
- Nên cho máy ép nghỉ sau 30 phút sử dụng.
- Không thúc nguyên liệu khi ép, không cho quá nhiều cùng một lúc.
- Cần loại bỏ lõi hoặc hạt của các loại hoa quả trước khi ép.
- Đối với các nguyên liệu đông lạnh cần rã đông trước khi ép khoảng 10-20 phút.
- Vệ sinh máy ép chậm trước và sau khi sử dụng.
Xem thêm: 10 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ của máy ép – ai cũng nên biết
Tạm kết
Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình sử dụng máy ép chậm. Và giúp bạn có thể tự xử lý máy ép chậm khi bị kẹt tại nhà.