Máy ép chậm là gì? Có mấy loại? Loại nào tốt nên dùng?

Máy ép chậm là gì

Hiện nay nhu cầu sử dụng nước ép hoa quả của đang ngày càng tăng lên. Dẫn đến việc tìm hiểu cũng như sở hữu cho mình một chiếc máy ép chậm ngày càng tăng. Qua bài viết này mình sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về máy ép chậm là gì? Có bao nhiêu loại máy ép chậm? Và loại nào nên sử dụng?

Máy ép chậm là gì?

Máy ép trái cây mà mọi người thường hay sử dụng được gọi là máy ép ly tâm hoặc máy ép nhanh, hoạt động dựa trên nguyên lý mâm xoay vận hành ở tốc độ cao (khoảng 2400 vòng/phút) mài nhỏ cần các loại hoa quả và tách nước ra khỏi phần bã, thường tạo ra tiếng ồn khá lớn khi vận hành.

Máy ép chậm là gì

Máy ép chậm hoạt động dưới lực ép của trục vít đặc biệtđộng cơ giảm tốc nên vận tốc chỉ từ 45 – 80 vòng/phút.

Khi cho nguyên liệu vào máy ép, trục ép sẽ xoay, đưa hoa quả xuống và từ từ nghiền nát chúng với lưới lọc mà không có bất kì lực ma sát hay gây ra bất kì lực ly tâm nào với nước ép.

Sau đó bộ phận tách bã sẽ đẩy bã xuống khay chứa và nước ép sẽ từ từ chảy ra ngoài theo một đường khác.

Vì thế máy ép chậm không tạo ra tiếng ồn lớn khi vận hành, lượng nước ép nhiều hơn, đậm đặc hơn, không bị phân tầng, tách lớp và đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng được giữ nguyên.

Ưu điểm: 

  • Lượng nước ép cho ra nhiều hơn.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng trong rau, củ, quả được bảo toàn.
  • Nước ép không bị phân tầng, tách lớp hay oxy hóa.
  • Sử dụng bền bỉ, có tuổi thọ gấp 5 lần máy ép thường.
  • Vận hành êm ái, ít tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  • Cấu tạo đơn giản nên dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
  • Vận hành liên tục trong thời gian dài (30 phút) mà không sợ cháy động cơ
  • Sử dụng đa năng sử dụng để ép nước hoa quả, làm sữa hạt, làm kem, đậu phụ,…

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn máy ép trái cây thông thường từ 3 – 4 lần.

Nếu như không nói về giá thì thì có lẽ máy ép chậm là một sự lựa chọn tốt và rất đáng để mua cho gia đình bạn sử dụng.

Cấu tạo của máy ép chậm

Cấu tạo máy ép chậm
Cấu tạo cơ bản của máy ép chậm

Thân máy: bộ phận quan trọng nhất của máy ép, là nơi điều khiển và chứa các động cơ của máy.

Ống tiếp nguyên liệu: : ống tiếp đưa nguyên liệu vào máy và xuống trục ép một cách dễ dàng.

Thanh đẩy nguyên liệu: giúp đẩy nguyên liệu xuống trục ép để ép.

Trục vít: thường có dạng hình trụ xoắn ốc, trục ép sẽ quay để nghiền nát nguyên liệu thành nước.

Lưới lọc: chức năng giúp ép nước ra khỏi nguyên liệu thành bã cũng như lọc cho nước ép không bị lợn cợn.

Bộ phận điều khiển: gồm 1 nút điều khiển thông minh giúp tắt/bật và đảo chiều quay (REV).

Cốc bã và nước ép: dùng để chứa bã sau khi ép và thành phẩm nước ép.

Bộ phận đi kèm: Bàn chải chuyên dụng, cốc đựng bã và nước ép.

Sự khác nhau giữa máy ép chậm và ép thường

Vậy máy ép chậm khác gì máy ép thường?

Sự khác nhau cơ bản giữa máy ép chậm và máy ép nhanh là ở cấu tạo của bộ phận ép: Máy ép chậm sử dụng trục vít dạng xoắn còn máy ép nhanh sử dụng mâm xay dạng tròn gồm nhiều lưỡi dao.

Thứ hai là ở nguyên lý hoạt động của 2 dòng máy ép. Máy ép nhanh hoạt động dựa trên nguyên lý của mâm xay và lực ly tâm để tách nước hoa quả.

Còn đối với máy ép chậm thì sử dụng trục vít đặc biệt kết hợp với mô tơ giảm tốc để ép hoa quả thành nước.

Ngoài ra còn một số điểm khác nhau ở chất lượng nước ép, lượng nước ép được, độ ồn, giá thành, tuổi thọ sản phẩm,…

Các loại máy ép chậm

Một câu hỏi mà mọi người thường hay thắc mắc chính là máy ép chậm có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy ép trái cây tốc độ chậm là: máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang.

Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều có chung nguyên lý hoạt động nhưng khác nhau về phần thiết kế, kiểu dáng và cấu tạo của một số bộ phận của máy ép.

Nếu bạn đang tìm hiểu về máy ép chậm thì có thể tham khảo bài viết mình đã Tổng hợp tất tần tật những thông tin về máy ép chậm (từ A-Z): Tại đây

1. Máy ép chậm trục đứng

Máy ép chậm trục đứng
Máy ép chậm hoa quả trục đứng

Là dòng máy ép chậm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hoạt động dựa trên nguyên lý nghiền nhỏ hoa quả thông qua trục vít dạng xoắn ốc với tốc độ vài chục vòng/phút.

Máy ép trục đứng có thể ép được hầu hết các loại hoa quả tuy nhiên đối các loại rau thì phải cắt nhỏ trước khi ép, đặc biệt là những loại rau có nhiều xơ để tránh tình trạng làm tắc nghẽn máy ép.

Máy ép chậm trục đứng sẽ có đa dạng về thiết kế, mẫu mã và thương hiệu, bạn có thể dễ dàng chọn được dòng máy ép có thiết kế đẹp mắt, phù hợp với căn bếp nhà mình.

Do cấu trúc của máy là dạng trục đứng, thẳng nên nước ép chảy ra một cách dễ dàng hơn nhưng dễ bị kẹt hơn nhưng dễ bị kẹt nguyên liệu, bã, kẹt xơ hơn máy ép trục ngang.

2. Máy ép chậm trục ngang

Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang

Máy ép trục ngang sẽ có tốc độ chậm hơn trục đứng. Tuy nhiên, bù lại là máy ép có khả năng ép được các loại rau, hoa quả cứng rất tốt và ít xảy ra kẹt bã.

Nguyên lý hoạt động của máy rất đơn giản, khi bạn bỏ nguyên liệu vào máy ép trục ép sẽ ép, nghiền nát nguyên liệu, sau đó sẽ đưa chúng tới lưới lọc, phần nước ép sẽ tự động chảy xuống và phần bã sẽ đi tiếp đến khay chứa bã.

Vì ống tiếp nguyên liệu nhỏ, nên thời gian ép lâu hơn nên khi ép bạn phải cắt nhỏ hoa quả trước khi ép. Máy ép có thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản nên dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.

Bên cạnh đó, một số dòng máy ép chậm trái cây trục ngang hiện nay có trang bị hệ thống giảm ồn và tự làm mát, giúp máy ép chậm hạn chế tình trạng hoạt động quá tải gây hư hỏng.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng máy để ép cỏ lúa mì, ép nui, làm mì tươi,… Và một đặc điểm nổi trội nhất của máy ép chính là ép rau rất tốt, không cần cắt nhỏ nhưng ép rất kiệt mà không bị kẹt bã.

Xem thêm: Có nên mua máy ép trái cây tốc độ chậm không? Lý do nên mua máy ép chậm

Nên mua máy ép chậm trục ngang hay trục đứng?

Đầu tiên bạn phải dựa vào mục đích sử dụng máy ép để biết được là nên mua máy ép chậm trục ngang hay trục đứng.

Ví dụ như bạn muốn mua một chiếc máy ép chậm sử dụng chuyên cho việc ép các loại rau xanh như rau cần, rau má,… thì nên chọn máy ép hoa quả trục ngang.

Còn nếu bạn muốn như bạn muốn mua máy ép để ép nước trái cây thì mình khuyên bạn nên dùng máy ép trục đứng sẽ thuận tiện hơn. Ngoài ra máy ép chậm trục đứng còn thể làm kem, làm sữa hạt, làm đậu phụ,…

Nếu như bạn là người bận rộn không có thời gian sơ chế hay cắt nhỏ nguyên liệu thì nên chọn máy ép trục dọc vì nó có ống tiếp nguyên liệu lớn, có thể ép nguyên quả.

Với những ai coi trọng sự tinh tế, bắt mắt thì cũng phải chú ý đến thiết kế, kiểu dáng, màu sắc của máy ép có hài hòa, phù hợp với không gian trong nhà hay không.

Tuy chất lượng nước ép của máy ép chậm trục ngang được đánh giá cao hơn một chút so với máy ép trục đứng. Nhưng máy ép chậm trục đứng có tốc độ nhanh hơn, các thao tác tháo lắp vệ sinh được đánh giá là cồng kềnh hơn trục đứng.

Ngoài ra nếu như căn bếp nhà bạn không được lớn thì việc mua một chiếc máy ép chậm trục ngang sẽ khá chiếm diện tích đấy, vì vậy bạn phải cân nhắc trước khi chọn.

Nên nhớ bạn cần phải biết một số lưu ý cũng như những kinh nghiệm chọn mua máy ép chậm trước khi tậu cho gia đình mình một chiếc máy ép nhé!

Tạm kết

Qua bài viết này mình đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm máy ép chậm là gì? Cũng như chia sẻ cho bạn các thông tin cơ bản về máy ép chậm. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn.

Bài viết liên quan
arrow-to-top